Bai 2: (P.5) Viet Nam trung tam Nong Nghiep xua cua TG




VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP ÐÁ XƯA NHẤT THẾ-GIỚI

BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Sunday 30/9/2001)

Phần 5

Trung tâm nông nghiêp cùng chăn nuôi đầu tiên trên thế giới tại Hòa-Bình Việt-Nam đã có trước vùng Lưỡng Hà đến 3000 năm. Như vậy thì còn điểm nào nghi ngờ rằng nơi nào nhập cảng nơi nào!.

Hòa-Bình, trung tâm văn-minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại trên thế-giới, để rồi từ đó nền văn-minh trên được lan tràn khắp vùng Ðông-Nam-Á: Trung-Quốc, Nhựt-Bản, Mã-Lai, Thái-Lan, Ấn-Ðộ, v.v.... Mà ở Hòa-Bình là nơi sầm uất, giàu thinh hơn đâu hết và đã có vị vua Viêm Ðế (vua nóng tượng trưng cho mùa trồng trọt) tức là Thần-nông, người đã nghiên cứu dạy nghề nông và được tôn sùng như một vị vua, và bà Nữ-Oa là người đã nghiên cứu thời tiết nắng mưa, cùng các ngày lễ, ngày Tết phù hợp với mùa màng và sự nghỉ ngơi của người nông dân sau khi mùa đã thâu hoạch. Bà Nữ-Oa đã nghiên cứu thời tiết lúc gieo, lúc cấy, lúc gặt, mà dạy dân làm ruộng không thất mùa. Vì thế dân gian coi bà Nữ-Oa như một vị thần-linh có khả năng "lấy đá vá trời".

Văn hóa tiền sử nước ta đã thu hút thế giới vào văn-hóa Hòa-Bình. Một trung tâm kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới. Một trung tâm kỹ nghệ đá đầu tiên của nhân loại, trước rất xa văn hóa Lưỡng-Hà và Trung-Mỹ (Mexico hiện tại) đến cả 3 thiên niên kỷ. Bước tiến này nhảy vọt mạnh với văn-hóa Hòa-Bình, có lẻ một phần cũng nhờ ở biến cố thiên-nhiên là trận Ðại-hồng-thủy thế giới đã xẩy ra thời văn-hóa Hòa-Bình (sẽ nói rõ sau). Nói chung đó chỉ là một suy luận, nhưng thật chất là đã có sự phát triển liên tục và rõ ràng từ văn hóa Sơn-vi đến Hòa-Bình.

Tiềm lực của văn-hóa Hòa-Bình là càng ngày càng đưa con người thích nghi nhu cầu sự sống với một cố gắng như là một cuộc cách mạng. Ðó là cuộc cách-mạng sinh-sống bằng kỷ-nghệ sản xuất công-cụ để bán đi khắp nơi cho thợ đá. Và dụng-cụ nông nghiệp đá cho người dùng. Với nhu cầu sản xuất nông nghiệp mới nầy, tất nhiên kỷ-nghệ đồ đá phải phát triển. Văn-hóa Hòa-Bình là văn hóa đá giữa, nên nó có một ảnh hưởng sâu rộng về nghệ thuật đá mới. Vì chính nơi đây, Hòa-Bình, trên đất nước Việt cổ, là điểm phát xuất ra nhũng nền văn hóa thuộc nền cách mạng đá mới của các nước Trung-quốc, Nhật-Bản, Philippine, Indonêsia, Mã-đảo và cả miền Ðịa-Trung-Hải, v.v.... Chính vì vậy, Việt-Nam chính là trung tâm cách mạng sản-xuất đá mới đã được thế giới khẳng định.

Có rất nhiều tầng văn hóa của các nước trên thế giới thuộc văn-hóa Hòa-Bình nhưng trẻ trung hơn, tức ra đời sau hơn nhiều, so với Hòa-Bình, đã được nghiên cứu đến và đều được qui về văn-hóa Hòa-Bình. Thế giới đã khẵng định rằng trong những nền văn hóa ấy không hề có thuật chế tạo đá sỏi như ở Việt-Nam. Ðá sỏi hay đá cuội là lỏi đá rất cứng. Với đá nầy chế tác ghè đẻo rất khó. Nhưng không có công cụ bằng đá sỏi, thợ đá không làm nghề đục dẻo gọt dủa mài đá được. Vậy nên chỉ có thợ làm công cụ bằng đá sỏi mới làm nên dồ nghề bán cho thợ đá làm việc chế tác nên dụng cụ đá cho mọi người xử dụng. Thời gian, mưa gió và ánh nắng mặt trời đã làm tan vở rồi bào mòn và tẩy sạch những tảng đá lớn. Hạt nhân đá còn lại có độ cứng rất cao gọi là đá sỏi hay đá cuội. Chế tạo những hòn đá cứng nầy rất khó khăn. Nhưng người ta cần những rìu đá, búa đá, dao đá bằng đá sỏi mới có thể sản xuất ra những rìu, búa, dao, cày đá bằng đá tảng mềm hơn cho người nông dân.

Ghè đẻo trên đá sỏi cứng rất khó, nhưng rất cần thiết. Vì những công cụ bằng đá sỏi cứng dùng để chế ra các công cụ đá tảng dễ dành hơn. Chỉ ở Hòa-Bình mới có nghệ thuật chế tác đá sỏi cứng, với số lượng rất cao, dùng để bán đi khắp nơi cho thợ đá chế tạo những dụng cụ bằng đá. Thợ đá dùng công cụ đá sỏi cứng của Hòa Bình mà chế tác các dụng cụ nông nghiệp đá tảng mềm hơn đá sỏi. Khắp nơi trên địa cầu có rất nhiều học trò về chế tạo đá của các bậc thầy đá Hòa-Bình Việt-Nam. Ðiều nầy chứng minh rõ ràng là chỉ trong nền văn-hóa Hòa-bình tại Việt-Nam mới có việc sản xuất công cụ đá cứng cho người thợ đá xử dụng như là dụng cụ chế tạo đá.

Vậy còn ai hoài nghi Hòa-Bình không phải là trung-tâm đẻ ra nghiệp vụ đá cho nhiều quốc-gia trên thế-giới. Văn-hóa Hòa-Bình là một nền Văn-hóa cách mạng ra đời trước văn-hóa Bắc-Sơn, và như trên đã nói, lẽ dĩ nhiên trước Ðông-Sơn rất lâu, ít nhất đến cả từ 6.000 đến 8.000 năm.

Và chính Hòa-Bình là mẹ đẻ ra nền văn hóa nổi danh Bắc Sơn và sau nầy là văn hóa Ðông-Sơn rực rỡ huy hoàng. Văn-hóa Ðông-Sơn kéo dài cho tới khi Tàu qua chiếm nước ta lần đầu tiên thì ngừng hẳn. Ðiều nầy chứng minh rõ ràng Tàu đã đến cướp mất, phá hoại, cấm chỉ sự phát triển văn hóa của nước Việt cổ. Rõ ràng cũng nhờ cướp bóc lỏi cốt văn hóa Bách Việt cộng với sự giàu mạnh của cải và quân lực mà văn hóa Trung-Hoa tiến nhanh sau nầy.

Thật vậy, nhờ vào khảo cổ học mà mọi bí ẩn của tiền sử đã được làm sáng tỏ. Và thế giới đã công nhận Việt-Nam, tiêu biểu là văn hóa Hòa-Bình mà tên tuổi đã được thế-giới-hóa (Encyclopédie d'Archéologie), đã được thế giới xác nhận là nơi có một nền nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.

Có thể vì văn hóa Hòa-Bình nằm vào thời điểm của trận Ðại-hồng-thủy cách đây từ 17.000 năm đến 6.000. Cuộc Ðại-hồng-thủy nầy bao gồm cả thế giới, theo đó chắc nó ăn khớp và trùng hợp với cuộc Ðại-hồng-thủy đã được diễn tả trong Cựu Kinh Ước của đạo Do Thái và Ðạo Công Giáo. Vì vậy theo khoa học, rõ ràng trước và sau Ðại-hồng-thủy loài người đã có mặt thậm lâu trên miền Ðông-Nam-Á, mà quan trọng là tại Việt Nam.

( Xem bản đồ địa hình Đông Nam Á ở đầu bài viết )

Sau vụ đại hồng thủy nầy, nơi trên thế giới nguy hại nhiều nhất, chính là Lục Ðịa Ðông-Nam-Á. Vì một phần đất lớn của miền nầy đã sụp xuống biển, mở rộng thêm Thái-bình-dương. Xét theo thềm lục địa Ðông-Nam-Á, các nhà khảo cổ nhận thấy Ðại-hồng-thủy lên và lui rất chậm chạp, vì thế không xẩy ra tai nạn chết người tập thể.

Và như vậy số người đã sống trên bình nguyên Ðông-Nam-Á cũ mà nay là biển đã di tản nguyên vẹn ra khắp các lục địa Ðông-Nam-Á, và Úc-Châu còn lại. Có lẽ đó là lý do chính của sự hỗn hợp nhiều chủng tộc trên miền Ðông-Nam-Á. Phần đất còn sót lại sau Ðại-hồng-thủy trở nên quá ít đối với số dân sống bằng hái lượm trước kia. Do đó vấn đề cần thiết cho sự sinh sống của người Ðông-Nam-Á mà trong đó người Bách-Việt cổ là căn bản là đi tìm thức ăn. Người Bách-Việt cổ đã di tản lên chốn cao nguyên tức là lục địa Bách-Việt cổ mà nay là miền Nam Trung-Hoa và đồng bằng Bắc-Việt và thẳng đến miền duyên hải Trung-Việt (vùng Quảng-Trị Quảng-Hóa tức là Thừa-Thiên).

Người Việt cổ bắt buộc phải nghỉ đến cách làm tăng số lượng thực phẩm cần thiết để sinh sống mà trước đây họ chỉ cần tìm thấy dễ dàng trong thiên-nhiên. Ðây có lẽ là nguyên nhân phát triển nghề nông của các chủng người đã di tản đến Ðông-Nam-Á mà chủ yếu là Việt-Nam cổ.

----------------------------------------------------

Trên đây tôi đã dẫn những cứ liệu lịch sử về văn hóa Hòa-Bình với mục đích xóa tan những luận điệu và nhận xét sai lạc của thực dân Tây và Tàu; đồng thời cũng để trình bày một cách tương đối sơ lượt, một khía cạnh nào đó sự nghiệp lớn lao của tổ tiên chúng ta : hiện tại thế giới đã công nhận rằng nước Việt Nam chúng ta đã có một nền nông nghiệp lúa nước và một nền công nghiệp đá đã từng phát triển rực rỡ và xưa nhất thế giới.

Vậy mà bao nhiêu trăm năm nay đất nước chúng ta phải trải qua biết bao gian truân, đói khó, xâm lăng, huynh đệ tương tàn. Ðến nổi con cháu mờ mịt cả mắt mũi không còn thấy gì về tiền nhân, không còn biết gì đến công lao sự nghiệp của tổ tiên. Ðồng thời con cháu cũng đã để ngoại bang hiểu lầm về sự nghiệp của các Vị. Vậy mà hiện tại người dân Việt phải đói khổ, phải nghèo nàn, phải đau thương, phải chậm tiến một cách man rợ. Thật là một điều vô cùng tủi nhục cho thân phận con người Việt-Nam.

Thôi thì, tục ngữ ta vốn có câu "Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời". Ngày xưa Việt-Nam vượt hẳn các nước Ðông-Nam-Á và nhiều nước khác trên thế giới, vinh thật là vinh. Ngày nay chúng ta trở lại thua kém tất cả thì nổi nhục ấy quả nhiên là lớn lao. Chung quy cũng vì tham ô nhũng nhiễu từ thời Việt-Nam Cộng-Hòa cho đến ngày nay càng ngày càng quá quắt.

Vậy, chúng ta chỉ còn cầu mong hết nhục ắt sẽ có ngày vinh quang. Chúng ta hãy đầy lòng tin tưởng cho ngày mai. Sau cơn sáng trời lại mưa, thì ắc sau cơn mưa trời lại sáng. Chúng ta phải tin tưởng như vậy. Chúng ta sẽ không tự mãn hả hê trước những thành tựu về học hành thi cử hay nghề nghiệp của con em trên đất khách. Vì đó chỉ là chuyện đương nhiên, mà trái lại chúng ta phải tự kiểm điểm những thiếu sót, những mất mát lớn lao cho thế hệ trẻ về phương diện văn hóa dân tộc.

Chúng ta phải có bổn phận vun trồng mầm móng văn hóa Bách-Việt nước nhà lên lòng non dân tộc hải ngoại. Ðó tất nhiên phải là điều khó khăn, chúng ta có thể bỏ công lao mồ hôi nước mắt, nghị lực thời gian làm việc hữu ích cho hậu duệ chúng ta; hơn là ngày đêm ganh tương tị hiềm, kình địch, châm biến, chia rẽ, đua nhau bịa đặt bôi nhọ kẻ nào có gì hơn mình chút đỉnh. Những hành động đó chẳng những đã biến dần dân lưu vong thành một sắc dân mất gốc vô văn hóa, vô cội nguồn. Hơn nữa nó còn biến một số người Việt đông đúc lưu vong kém cỏi về kiến thức văn hóa và nhân phẩm con người (tiền bạc, khoa bảng, bằng cấp không có nghĩa là có văn hóa) thành man di đúng như tên mà người Trung-Hoa đặt cho dân tộc ta trước đây vậy.

Các dân tộc khác như Trung-hoa, Nhật-bản, Do-Thái... Họ âm thần đoàn kết với nhau để bảo tồn và xây dựng lại nền văn hóa dân tộc, đi tiền phong khó khăn vất vả cho đến đạt mục đích thiết thực và họ đã thành công. Các dân tộc ấy là những tấm gương sáng giúp chúng ta trong nổ lực làm phát triển văn minh tinh thần tức văn hóa truyền thống của tổ tiên Việt.

Niềm tin sẽ trở nên hiện thực hay không trong một ngày mai hậu gần gũi cũng do ở những hành động sâu ẩn trong mối ưu tư văn hóa dân tộc của mổi một người trong chúng ta. Ðể cầu chúc cho bước tiến văn hóa ở tương lai gần của dân Việt, chúng tôi xin kính hiếu chút tình cảm lên trước bao công trình của tổ tiên chúng ta suốt từ thời tiền sử đến nay. Chúng tôi xin mượn câu nói của nhà văn hào Jean Valery:

"Hỡi tâm hồn cao cả, đã đến lúc mà Người cần được mặc chiếc áo xinh đẹp xứng đáng với cơ thể của người."

Bác-sĩ Tiến-sĩ Nguyễn Thị Thanh

No comments:

Post a Comment