Bai 2: (P.1) Viet Nam trung tam Nong Nghiep xua cua TG



VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP ÐÁ XƯA NHẤT THẾ-GIỚI

BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Sunday 30/9/2001)

Lời xác-minh của tác giả:

Những ý kiến trong bài nghiên cứu sau đây hoàn toàn khách quan dựa trên những tài liệu lịch sử và khảo cổ Việt Nam, Trung-hoa, Pháp, Hoa-kv và Liên-xô. Chúng tôi không hề đưa ra một sự kiện lịch sử chủ quan có thể làm hại đến văn hóa của một quốc gia nào khác. Chúng tôi chỉ vì sự thât của lịch sử dân tộc và nhân loại, Nếu có điều gì bất như ý đối vi cá nhân hay quốc-gia nào, kính mong quý vị học giả các nước liên quan đến tài liệu trong bài nầy thông cảm cho, chúng tôi xin đa tạ.

Trong Việt Nam Sử-lược, sử gia Trần Trọng Kim đã viết: "Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, vì trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới...." Sử gia Ðào Duy Anh cũng viết "Nó (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á-Ðông khác."

Sách vở của các vị sử gia trên đã dạy dân học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ cong lưng theo thế mà học về lịch sử nước nhà. Có lẻ hai ông sử gia trên đã dựa một cách tiêu cực vào sử Trung Hoa mà không cố tình suy luận và phán đoán về sử liệu nước nhà (một gương sáng mà chúng cần lưu ý: Triều-Tiên và Trung-Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật-Bản hiện nay).

Mặc dầu rằng 2 ông sử gia nói trên đã có công viết nên lịch sử nước nhà để dạy dân. Nhưng không hiểu vì sao 2 ông không hề quan tâm nghiên cứu tệ lắm là những gì quí báu ghi chép trong những bộ sử nước ta vào thế kỷ 13 là bộ Ðại-Việt Sử-Ký do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần; và bộ Sử-Ký Toàn-Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê, cùng nghiên cứu các sách vở khác của Trung-Hoa.

Từ đầu thiên niên kỷ thứ I, nhất là dưới thời Nhà Trưng Vương, chắc hẳn chúng ta đã có nhiều tài liệu lịch sử cũng như luật pháp và văn chương. Bằng chứng là Mã Viện đã tâu với vua Quang Võ nhà Ðông Hán là luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu cần hủy bỏ để trói buộc họ (xem hình chụp lời của Mã Viện sau). Sở dỉ ngày nay chúng ta không còn một dấu tích gì về các bộ luật cổ, sử điïa cổ, văn chương cổ mà điển hình là luật đời Trưng Vương vì Tàu đã tiêu hủy hay cướp đem về Tàu tất cả. Xin mở ngoặc ở đây: một trường hợp điển hình GS Lê Hữu Mục vừa cho biết là Trung hoa đã cho xuất bản một quyễn sách mà tác giả là Lê Quý Ðôn: đây là một trường hợp hi hữu đáng khen vì tuy sách bị cướp nhưng tên tác giả còn đượcg giữ. Như vậy biết bao là tài liệu về lịch sử văn chương v.v... của tổ tiên chúng ta đã bị cướp phá và tiêu hủy. Xin đóng ngoặc.

Tưởng cũng hữu ích khi trở lại thời tiền sử Trung-Hoa và Việt Nam. Sử Trung-Hoa chép, khoảng 3000 năm trước TC, dân du mục Mông-Cổ vượt sông Hoàng-Hà đánh chiếm nước Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương-Tử của Ðế-Lai. Ðế-Lai nối nghiệp cha là Ðế-Nghi, cháu nội Ðế-Minh. Ðế-Minh là cháu 3 đời của vua Ðế-Viêm tức Thần-Nông, xưng là thiên tử, làm vua các thị tộc Bách-Việt phương Bắc nằm giữ 2 con sông lớn Hoàng-Hà đến Dương-Tử.

Trước đó Ðế-Minh đi ngao du đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Vân Nam ngày nay) gặp một tiên nữ (ngưởi tài giỏi và rất đẹp nên được người đời tặng biệt hiệu là tiên nữ), đẻ ra Lộc-Tục. Như vậy Lộc-Tục là em khác mẹ của Ðế-Minh, chú Ðế Lai. Ðế-Minh cho Lộc-Tục làm vua phương Nam từ Dương-Tử-Giang đến tận Việt-Thường.

Lộc-Tục làm vua các thị tộc Bách-Việt phương nam đặt tên nước là Xích-Quỉ, xưng hiệu là Kinh-Dương-Vương lấy nàng Long-Nữ con Ðộng-Ðình-Quân đẻ ra Sùng-Lãm tức Lạc-Long-Quân (như vậy là Lạc-Long-Quân là con Nữ-Rồng và cháu nội của Nữ-Tiên: do đó mà chúng ta được gọi là con Rồng cháu Tiên chăng).

Lạc-Long-Quân nối nghiệp Kinh-Dương-Vương làm vua phía Nam sông Dương-Tử. Ðế-Lai đem con gái Âu-Cơ gả cho Lạc-Long-Quân. Sau đó Ðế-Lai cùng Lạc-Long-Quân lập liên minh Xích-Quỉ đánh nhau với du mục Mông-Cổ tại Trác-Lộc trên sông Hoàng-Hà (3.000 tr. T-C). Mông cổ thắng trở thành Hán tộc. Người Hán rất ghét thủ lãnh Liên Minh Xích Quỉ là Ðế Lai nên gọi ngài là Xi-bưu (xấu xí láo lếu). Ðế-Lai tử trận.

Theo truyền thuyết thì sau khi Ðế-Lai chết Lạc-Long-Quân đem tàn quân chạy ra biển tản mác khắp nơi trên Thái-Bình-Dương. Mông Cổ chiếm bình nguyên Hoàng-Hà xưng là Hoàng-Ðế lập nên Trung-Quốc và cũng bắt chước Ðế-Lai xưng là Thiên tử. Một số thị tộc Bách-Việt mà Hán Mông cổ gọi là man di, ở lại sống chung rãi rác khắp nơi với Mông-Cổ lập nên nước Trung-Hoa.

Vợ Lạc-Long-Quân là nàng Âu-Cơ, con gái Ðế-Lai kéo quân qua sông Dương-Tử trở lại chốn rừng núi phía nam tức là nước Xích-Quỉ, chia các con cai trị, dần dà sinh ra 18 dòng họ Hùng-Vương. Cho tới Bắc thuộc lần thứ I, biên giới nước ta kéo dài từ Dương-Tử-Giang xuống đến Việt-Thường (vì thế trong Việt Nam Sử Lược, SG. Trần Trọng Kim đã nói về biên giới nước Xích-Quỉ tây giáp Tứ-Xuyên, và nhà Thục từ Tứ Xuyên đánh họ Hồng-Bàng lập nên Nhà Thục là rất hợp lý).

Nếu so sánh giữa hai sắc dân, Mông Cổ du mụcBách Việt nông nghiệp sống định cư thì chúng ta dễ hiểu rằng nguồn gốc nông nghiệp của Tàu là do dân Miêu tộc hay man di (tên người Hán gọi Bách-Việt ở lại với Tàu). Dân Bách-Việt vốn đã có nghề nông từ lâu đời, và các vị Thần-Nông, Phục-Hi, Nữ-Oa, v.v... Tổ sử nghề nông là tổ tiên của Bách-Việt đã chết lâu đời trước trận Trác-Lộc tức trước khi Mông-Cổ đến lập nước Trung-Hoa.

Vậy nên Hán tộc gốc Mông-Cổ hoàn toàn không liên can gì đến sự nghiệp nhà nông của các Vị Thần-Nông Nữ-Oa nói trên. Và dân Bách-Việt cũng đã thạo thành về nông nghiệp lâu đời từ trước khi Mông-Cổ chiếm đất đai. Chúng ta thử chứng minh nhận xét hoàn toàn hợp lý trên đây.

Lịch sử Việt-Nam đã chứng minh rõ nét rằng Việt-Nam có nguồn gốc Bách-Việt và luôn tự xưng là Bách-Việt, mà là Bách-Việt thuộc thành phần chính thống, trung kiên, bất khuất, lãnh đạo. Lúc bị dân du mục Mông-Cổ đánh bại tại Trác-Lộc, Lạc-Long-Quân vua nước Xích-Quỉ bị tử trận hay chạy ra biển nhưng nước Xích-Quỉ được bà Âu-Cơ giữ gìn nguyên vẹn. Một số người Bách-Việt phương Bắc ra đi đến nước Xích Quỉ phải là tầng lớp lãnh đạo Bách-Việt. Kẻ ở lại bị coi là dân man di nô lệ, chung sống với dân Mông-Cổ mà thành dân Trung-Hoa ngày nay.

Nói như thế chỉ để chứng minh rằng nền văn minh nông nghiệp của dân Bách Việt không phải do du mục Mông Cổ khai sáng. Ðó là tàng tích Bách Việt hoàn toàn. Nếu phải nói một cách công bằng thì văn minh nông nghiệp Bách Việt là tài sản chung của toàn thể Bách Việt mà Việt Nam là chủ yếu. Trung-Hoa có nông nghiệp từ thời tiền sử là nhờ vào dân Miêu tộc man di (tức Bách Việt ở lại chung sống).

Vậy cả hai dân tộc Trung-hoa gốc man di Bách-Việt và Việt Nam gốc Bách Việt chính thống đều là dân đã làm nên nền nông nghiệp từ rất nhiều thiên niên kỷ trước khi Mông Cổ đến xâm lăng đất đai.

Người Hán gốc Mông Cổ cai trị Trung-hoa lâu đời, và đô hộ Việt Nam non 1000 năm, nên lòng người man di Trung-hoa gốc Bách Việt cũng như lòng người Việt Nam dần lãng quên gốc gác của mình mà tưởng rằng văn minh nông nghiệp là do Tàu Mông cổ (Hán) khai hóa?! Ðối với dân tộc Trung-quốc thời bấy giờ, người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ là lớp quí tộc chủ nhân, lớp lãnh đạo quyền uy giàu có. Miêu tộc tuy đông, làm nghề nông bị liệt vào hàng bần cùng, nô lệ, bị coi là man di.

Trở lại Việt sử, trong 2 bộ sử xưa của Việt Nam là bộ Ðại Việt Sử Ký do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần, và bộ Sử Ký Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê đã ghi: "Trước họ Hồng Bàng (Kinh Dương vương) còn nhiều đời vua nhưng không kể đến... (đó là các vua Phục-Hy, Ðế-Viêm, Ðế-Minh, Ðế-Nghi, v.v...)," và rằng... "từ họ Hồng-Bàng (2879 tr. TC) dân ta cầy cấy mà ăn, đào giếng mà uống..." rằng "Vua Kinh-Dương-Vương nối nghiệp con cháu Thần-Nông, lấy con gái vua Ðộng-Ðình-Quân, tỏ rỏ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân... đó chẳng phải là phong tục thái cổ từ Viêm-Ðế ư?" Có lẽ Trần Trọng Kim và Ðào Duy Anh cho là tưởng tượng huyễn hoặc, nên không tin vào đoạn sử nầy.

Trong lúc đó sử gia Trần Trọng Kim viết, họ Hồng-Bàng có vua Kinh-Dương-Vương (2879-258) là dòng dõi Vua Thần-Nông có quốc hiệu là Xích Quỉ, có con là Lạc-Long-Quân nối ngôi (2.804 năm tr. TC). Ðã gọi là con cháu vua Thần-Nông thì tại sao không rành về nghề nông mà phải đi nhờ dân gốc Mông-Cổ dạy?!

Như thế, rõ ràng 2 sử gia Trần Trọng Kim và Ðào Duy Anh chỉ biết dựa trên sử của một quốc gia đã xâm lăng nước ta lâu đời và luôn có khuynh hướng chiếm, phá hoại hay xuyên tạc văn hóa tiền sử và lịch sử của dân tộc Bách-Việt. Tuy nhiên nhờ vào di vật của tổ tiên còn để lại trong lòng đất, các học giả khảo cổ học ngoại quốc và Việt Nam đã chứng minh cho chúng ta và thế giới ngày càng thấy rõ sự thật, rằng chính dân Bách Việt nông nghiệp Bách Việt đã ảnh hưởng giáo dục lễ nghĩa, nông nghiệp và công nghiệp cho khắp lục địa Nam-Á trước khi Mông Cổ tới nhiều nghìn năm (sẽ chứng minh rõ sự kiện nầy).

Với Việt Nam cổ Bách-Việt, thì rằng khi dân du mục Mông Cổ đánh liên minh Xích-Quỉ của Ðế-Lai và Lạc-Long-Quân mà chiếm bình nguyên sông Hoàng-Hà có thể coi đó là Bắc xâm lược lần thứ I (3000 năm tr. TC). Lúc Tần Thủy Hoàng chiếm nước Việt Âu-Lạc của Thục An-Dương-Vương là Bắc thuộc lần thứ II (246-206 tr. TC). Lúc nhà Hán dứt nước Nam-Việt của Nhà Triệu là Bắc thuộc lần thứ III. Nhà Ðông Hán đánh chiếm nước Lĩnh-Nam của Trưng-Vương là Bắc thuộc lần thứ IV, v.v....

"Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-Chân (2 quận lớn nhất được coi là kinh đô của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng...." Qua những tài liệu trên làm sao tin được sự kiện lịch sử nầy chứ? Chúng ta hãy nghe những câu nói của Ðức Khổng-Tử sau đây.

Khi một môn đồ xuôi Nam đến đất Việt, xin Ðức Khổng-Tử chỉ dạy, ngài nói "... người Bách-Việt miền nam (phía nam Dương-Tử-Giang) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..." ,... "... dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà." Một lần khác Ðức Khổng Tử xác nhận: "Những đạo lý (ngài) viết ra điều là những điều đã có sẵn trong dân gian (dân chúng gốc Bách-Việt)". Chính những đạo lý đó Mông-Cổ hoàn toàn không có vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Ðức Khổng-Tử mới lấy đạo lý từ dân gian, viết ra để dạy cho vua quan là giòng giỏi Hán tộc Mông-Cổ.

Ðức Khổng-Tử còn nói rằng: "Dân Bách-Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát...." Và Ðức Khổng-Tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẳng nên ca múa như dân nam Man". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách-Việt mà Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt-Nam lại cải biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quãng).


(Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment