Bai 2: (P.3) Viet Nam trung tam Nong Nghiep xua cua TG



VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP ÐÁ XƯA NHẤT THẾ-GIỚI

BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Sunday 30/9/2001)

Phần 3:

Văn hóa mỹ thuật lịch sử giúp tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh sống, nghệ thuật, trình độ tiến hóa, sinh hoạt gia đình làng xã, quan niệm hôn nhân. Thế cho nên văn hóa mỹ thuật là một khoa học lịch sử tuy khó khăn nhưng vô cùng sống động, quí báu và lý thú. Những cổ vật là vô tri, nhưng qua đó chúng ta có thể tìm hiểu được cách sống, tư tưỡng, cá tính, tinh thần tập thể, tình cảm, hoài bảo và tư tưởng triết thuyết trong cuộc sống vật chất và tinh thần của tiền nhân. Vì vậy có thể nào chấp nhận lịch sử văn-hóa nước nhà qua hành động và lời lẻ khinh bạc, dìm dập, xuyên-tạc của thực-dân ngoại lai Tây và tay sai trong nước của họ.

Trở lại các thị tộc du mục Mông-Cổ, thủy tổ nhà Hán vượt sông Hoàng hà đến chiếm dần dà trung nguyên bao la rộng lớn mà lập nên nước Tàu vĩ đại. Nghề nông là do dân Bách-Việt làm từ lâu đời trước khi Mông-Cổ đến chiếm, họ tiếp tục làm. Vị tù trưởng Mông-Cổ lên ngôi đầu tiên xưng là Hoàng đế và biến dân Bách-Việt thành nô lệ chỉ được quyền làm nghề nông hay làm lính.

Như vậy khi đến chiếm lục địa trung nguyên dân Mông-Cổ được thừa hưởng tài sản nông nghiệp của bao nhiêu đời Bách-Việt truyền lại. Tuy vậy xưa kia Hán tộc Mông-Cổ rất kỳ thị, khinh miệt và đối xử tàn ác với Miêu tộc Trung-Hoa, do đó mới sinh ra chế độ nô lệ man di. Dân nô lệ Bách-Việt thường chỉ được sống với nghề bản xứ, trồng trọt, đánh cá hay đánh giặc. Dân Hán là dân nắm chính quyền vẩn còn nhớ, yêu thích nghề du mục xưa, nên rất ưu thích săn bắn, làm thành một thú tiêu khiển cho hàng vương giả.

Sau trận Trác-Lộc, lớp Bách-Việt thuộc hàng lãnh đạo bỏ chạy qua sông Dương-Tử giữ nước Xích-Quỉ. Rồi cũng lại bị nhà Hán đến đô hộ, và sự đô hộ kéo dài ngót 1.000 năm. Nhà Hán vừa chiếm Việt cổ họ thi hành ngay chính sách thực dân, thâu nạp không những của cải vật chất, mà họ còn rất chú trọng đến tài nguyên trí tuệ. Nhà Hán đã chiếm văn hóa tiền và sơ sử của Bách Việt trên lục địa Trung-Hoa từ trước. Nay lại chiếm luôn cả văn hóa sơ sử Việt-Nam của nước Lĩnh-Nam của Trưng Trắc từ Ðộng-Ðình-Hồ trở xuống miền Bắc và miền Trung Việt-Nam cổ.

Họ có thâm ý làm cho người Trung-hoa gốc Bách-Việt và người Việt cổ quên hẳn quá khứ của giống nòi hầu dễ dàng buộc họ đồng hóa và chấp nhận rằng chính nhà Hán Mông-Cổ khai hóa ra Bách-Việt. Sự thật người Trung-quốc gốc Mông-Cổ bị đồng hóa với Bách-Việt. Và nhà Nguyên Mông-cổ và nhà Thanh Mãn-Châu sau nầy cũng lại bị Trung-Hoa đồng hóa luôn. Như vậy Mông-Cổ và Mãn Thanh đã bị man di Miêu tộc Bách-Việt đồng hóa thành Trung-Hoa.

Như đã nói trên, người Tàu Mông-Cổ vốn có vật tổ là cọp trắng, và nhà cổ là nhà hình tròn gốc du mục nhưng khi họ thấy vật tổ Bách-Việt rồng phụng, và nhà cổ Bách-Việt mái cong, có vẻ đẹp tao nhã mỹ thuật, họ chiếm ngay văn hóa nhà cổ và rộng phụng Bách-Việt làm của họ và người mình không hề dám hé môi hay trăn trối với con cháu.

Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mã-Viện và Gia Cát Lượng sản xuất! Sao họ có thể quên Hậu Hán Thư quyển 14 ghi rõ: "Dân Giao-Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận...."

Chính vua Quang Võ nhà Ðông-Hán đã ra lệnh cho Mã Viện phải phá hủy trống đồng Bách-Việt của Trưng Vương. Vì thế trên đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ tìm thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép: "Mã Viện là người thích cưỡi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa...."

Mã Viện cũng đã phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Ðộng Ðình Hồ trở xuống Ải Nam Quan của nước Lĩnh-Nam. Và vì sợ dân Giao-Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mã Viện đề ra, nên Mã Viện ghi "Ðồng trụ chiết, Giao-Chỉ diệt" để dọa dân Việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đã lén lấy đồng trụ để đúc trống vì thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, vì cần đồng để đúc trống nên dân Việt thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của người Hán. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đã ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao-Chỉ.

Riêng Mã Viện, từ khi thắng Trưng Vương, biết dân Giao-Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mã-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc rất hăng. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng đúc thì thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.

Nhân đây xin kể một trường hợp xuyên tạc, bình gốm Hoa Lam cổ, trưng bày ở viện bảo tàng Istambul, cách đây trên 50 năm Tàu và Nhựt tìm xem có thể là của họ không. Nhưng đến khi thấy niên hiệu ghi trên bình là niên hiệu vua Việt "Thái-hòa bát niên..., Bùi Thị Hi bút" (xem hình 6), người Hoa bèn bảo đó là ... của một ông thầy Tàu qua Việt Nam chơi, làm để lại.... Và họ cho Bùi Thị là một người nam, đọc là "Thái hòa bát niên Bùi Thị hí bút". Vào Thời kỳ đó người ta hoàn toàn chưa biết Việt Nam đã có lò gốm hoa lam rất sớm từ thế kỷ 12, 13 với màu xanh bản địa chứ không nhập cảng màu xanh tươi của Ba-Tư như Trung-Hoa.

( Xem hình ở đầu bài viết : Bình hoa lam trưng bày ở Istambul )

Phải mất 30 năm sau, khi khảo cổ học Việt-Nam tìm thấy dấu tích nhiều lò nung gốm cổ hoa lam trên đất Bắc từ thế kỷ 12, 13 cùng những sản phẩm phế thải của lò và những gốm Việt-Nam cổ có hoa văn giống hoa văn trên độc bình ở Istambul, mới chứng minh đích thực bình cổ danh tiếng ở bảo tàng viện Istambul là của Việt-Nam do một phụ nữ là Bùi Thị Hi trang trí.

Trở với dân du mục Mông-Cổ, họ sống bằng săn-bắn và du mục. Do đó họ không thể nào là những người đã phát sinh ra nền văn-hóa nông nghiệp. Và như thế họ cũng chẳng bao giờ có họ hàng và cần thiết có họ hàng với các ông Thần-Nông (người tài giỏi về làm ruộng), bà Nữ-Oa đội đá vá trời (tức là người tìm hiểu và kinh nghiệm nhiều về thời tiết giúp nhà nông làm ruộng).

Dân du mục phải thường xuyên chống chọi với thú rừng, cũng như chống chọi với các đoàn du-mục khác, họ phải đấu tranh không ngừng. Vì thế họ là một chủng tộc mạnh, tài nghệ bắn cung, cưởi ngựa, đô vật, đâm chém của họ rất cao. Chính nhờ vào tài nghệ nầy mà họ đã thành công trong việc chiếm lục địa Trung-Hoa và chiếm Việt-Nam sau nầy. Giòng máu du mục buộc họ luôn sẵn sàng chiến đấu, từ đó nảy sinh giòng máu xâm lăng. Vả lại khí trời miền bắc lạnh, nên bản chất họ rất khỏe, họ rất sợ khí nóng ở miền nhiệt đới nông nghiệp mà họ coi là nơi âm phong chướng khí.

Cũng vì lý do trên, người Trung-Hoa gốc Mông-Cổ không thể có các vị vua Thần-Nông "vua trồng-trọt xứ nóng" tức là vua Viêm-Ðế, cần thiết của nhà nông. Dân Bách-Việt hiền lành ở miền Nam lo nghề nông, không quen đánh giặc bị họ chiếm hết đất đai và văn hóa.

Suốt trên hai nghìn năm chúng ta hầu như chỉ học cho biết rằng Việt Cổ là một đất nước vô văn hóa, man di, được nhờ Tàu Mông-Cổ khai hóa. Dầu rằng Tàu gốc Mông-Cổ không chứng minh được nguồn gốc văn hóa của họ. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của việc bị đô hộ Tàu, kể cả Tây sau nầy, là nguy hiểm như thế nào!.

Chính vì vậy mà LM Triết-Gia Kim-Ðịnh đã gia-công nghiên-cứu một triết-lý An-Việt và nói đến "... một nền văn hóa Việt-Nam cổ mồ côi..." . Nhưng văn-hóa tiền-sử Việt-Nam đã bị che dấu và cướp đoạt vì sức mạnh, chứ nhất thiết không hẳn là một văn hóa mồ côi. Văn-hóa Việt cổ có mẹ đẻ từ các nền văn hóa tiền sử Việt Nam, và đã sinh đứa con khổng lồ là nền văn-hóa siêu-việt Trung-Quốc. Chính văn-hóa Trung-Quốc lúc không nhận là con đẻ của văn-hóa Bách-Việt, là một văn-hóa mồ côi. Lúc Tưởng-Giới-Thạch ra lệnh nghiên cứu về văn hóa Trung-Hoa từ ngày nay trở về trước. Nhưng khi lên đến nhà Hán và thời Khổng-Tử, các nghiên cứu gia Trung-Hoa Dân-Quốc đành bỏ dở vì vấp phải nguồn gốc văn hóa Bách-Việt!.

Với thực dân Pháp, trong vòng 80 năm đô hộ Việt-Nam, chúng đã lấy biết bao tài sản của đất nước ta đem về cất giữ và xây dựng đất nước họ, làm giàu Viện Bảo Tàng của họ (ví dụ đàn đá báu vật hiếm quí, nào 4 quyển sách trước tác của cụ Nguyễn Du, v.v. và v.v... Pháp cướp về nước tất). Tương lai gần chúng ta nhất định phải đòi lại tài sản bị cướp, đòi bồi thường và đòi Pháp phải xin lỗi dân tộc Việt Nam.

Như đã nói trên trong thời gian bị thực dân Pháp đô-hộ, việc khảo-cổ trên đất nước ta chỉ dành độc quyền cho người Pháp. Chuyên gia và khảo cổ gia Việt-Nam có đóng góp công lao ý kiến cũng không được ghi lại. Người Pháp mà tiêu biểu là ông H. Mansuy đã có những phán đoán sai lạc, lập luận lầm lẫn về văn hóa mỹ thuật tiền sử và lịch sử Việt Nam. Trước những khám phá về văn hóa tiền sử và lịch sử Việt Nam, ông ta luôn có thành kiến rằng, bao nhiêu nền văn hóa xa xưa của Việt-Nam cổ từ thời tiền sử vốn chỉ là "... hàng nhập cảng...", "... hàng vay mượn... hàng thiên di, v.v... của phương Bắc hay phương Tây...." !

Từ trước, với phong cách thực dân khi Ông H. Mansuy khi nhìn thấy những viên gạch lót nền nhà cổ có hoa văn đẹp (xem hình gạch lót nhà có hoa văn), đào lên từ lòng đất, đã nói rằng: Ðây là gạch nhập cảng để làm bàn thờ chứ không thể lót nền nhà.

( Xem hình ở đầu bài viết )

Ngày nay chúng ta đã tìm thấy nhiều lò gạch cổ sản xuất gạch có khắc hoa văn ở Bắc Hà, và đã đào được nền nhà lót gạch có hoa văn thời nhà Trần, ví dụ nền nhà có lót gạch hoa văn của Hưng Ðạo Vương tại Vạn Kiếp. Các nhà học giả về khảo cổ học khắp thế giới và Việt Nam đã chứng minh về tính chất bản địa của những nền văn hóa tiền sử xưa nhất và phát triển nhất trên đất nước Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa Hòa Bình với sự ra đời sớm nhất thế giới của nông nghiệp lúa nước cũng như các nền văn hóa lịch sử sau nầy.

(Còn tiếp)

No comments: