Bai 6: (P.3) Y nghia mat trong dong Ngoc Lu

Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ

( Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu – 2006 )

Phần 3: (Bài này có nhiều hình vẽ chú thích với kích cở lớn, bạn hãy xem hình chú thích cho phần này tại :

http://farm2.static.flickr.com/1091/535332066_d089cfab09_o.jpg

-----------------------------------

Đi sâu vào chi tiết :

Hướng tiến chung :

Tất cả các hình vẽ chim, gà, hươu, người, đều tiến theo một hướng trong vòng tròn, từ trái qua phải, thuận theo chiều quay của Trái Đất đối với người quan sát, day mặt về hướng Bắc ( ngược chiều quay của kim đồng hồ ).

Bởi lịch này là nguyệt lịch nên đặt tất cả theo chiều quay chung ấy.

(Hình 1a và 1b)

Phương tí ngọ :

Đặt đúng khởi điểm của lịch ở cuối con gà trong dòng 6 con như đã nói, thì phương tí ngọ (bắc nam) chếch qua tia cuối bên tay trái của 14 tia ở trung tâm. Ấy là tiết đông chí nhất dương sinh, ngày đầu năm thiên văn, các loại vật đông miên bừng tỉnh dậy và mầm của cây cối cũng bắt đầu đội vỏ đâm lên.Ta gặp trên đường thẳng vạch từ trung tâm ra vòng thứ nhất, hình vẽ của những gì như người ở trong nhà sàn vừa tỉnh dậy.

Còn kéo thẳng đường ấy ngược lên phái Nam , là thái dương cư ngọ, ấy là ngày hạ chí, trời nóng nực. Ta gặp hình vẽ của những gì như người làm việc đồng án vắng nhà.

Phương mẹo dậu :

Từ Tây sang Đông hới chếch lên, không vuông góc với Nam Bắc, ta gặp ở 2 đầu trên đường thẳng vạch tại vòng tròn thứ nhất, hai cái hình giống nhau, cùng khum tròn với 2 cột 2 bên, ở giữa một bệ như bệ thờ. Ấy là Xuân phân, Thu phân, khí trời mát mẻ, mọi người phải lo làm việc tế lễ.

Bốn ngày thuộc nhị phân nhị chí này chính là 4 cái mốc thời gian cho người ta căn cứ để làm lịch.

(Tóm lượt đoạn viết về ghi chú trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn : Không những bóng mặt trời khác ở những ngày nhị phân nhị chí, cả ngày dài ngày ngắn cũng khác nhau. Cả mặt trời mọc, lặn của những ngày nhị phân nhị chí cũng vào những thời khắc khác nhau).

Chúng ta không còn những dụng cụ của người Giao Chỉ đã dùng để đo thời gian, nhưng chắc chắn phải có, thì khi chiêm nghiệm mới biết được có những gì khác nhị phân nhĩ chí, để người ta dùng nó như những cái mốc thời gian mà làm lịch.

Phương tí ngọ và phương mão dậu với chòm sao bắt đẩu :

Trên mặt trống đã có những phương Bắc Nam Đông Tây như vừa nói, thì trống tất nhiên phải được đặt theo phương hướng ấy trước mặt tù trưởng.

Do đó ngoài công dụng làm lịch, trống còn là một địa bàn cho một bộ tộc, khi đã định cư, để tìm ra phương hướng đi và về trung tâm định cư của mình, dù bằng đuờng thuỷ hay đường bộ.

Trên hình thuyền, ở tang trống, có vẽ cái trống không thể hiểu là phẩm vật đem bán vì chỉ có một cái và lại đặt như thế. Đó là “ cái bàn biết phương hướng “đi về. Người đứng trên cầm cái gì như cung tên nhưng không nhắm để bắn gì cả, đó là công cụ xem sao mà xoay hướng thuyền.

(Hình 2)

Các hướng Đông Tây được ước định theo chiều xoay của kim đồng hồ như sau :

(Hình 3a)

Đó là khi người ta quan niệm Trái Đất đứng yên một chỗ, chỉ mặt trời mọc đằng Đông , lặn đằng Tây. Nhưng khi người ta chiêm nghiệm và quan niệm Mặt Trời đứng nguyên vịTrái Đất chạy xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo thực của nó, thì phương hướng lại được ước định như sau :

(Hình 3b)

Vì vậy, trên mặt trống đồng ta thấy :

(Hình 3c)

Vấn đề hướng Đông Tây, theo sử gia Hy Lạp Hérodote, ở thế kỷ V trước CN, khi tiếp xúc với các tu sĩ Ai Cập, ông được các vị này cho biết trải qua 341 thế hệ thiên vương Ai Cập ( tính ra 11 ngàn năm ) đã có 4 lần mặt trời mọc và lặn ở phương khác nhau. 2 lần nó đã mọc ở phía nó lặn bây giờ và 2 lần nó đã lặn ớ phía nó mọc bây giờ.

( Xem hình III.16-trang 68-- Thiên văn Vật lý -- Nguyễn Quang Riệu : Doremon có vẽ lại ở hình đầu bài viết này, diễn tả chu kỳ 26.000 năm của trục xoay Trái Đất từ C --> C" --> C )

Nhà học giả Nga Immanuel Velikovsky khi dẫn điều ấy trong sách “Tinh Cầu va chạm” ( Modes en collision ) còn nhắc thêm nhiều cổ tự Ai Cập khắc trên lá giấy papyrus nói về sự lộn ngược của Trái Đất hồi 2 thiên niên kỷ trước Tây lịch, không thể cho là mơ hồ được những lời như : Harakhte ( mặt trời chiều ) mọc ở phương Tây. Ông lại dẫn thêm những chữ khắc trong các kim tự tháp : “ Mặt Trời đã thôi ở phương Tây và bắt đầu chói sáng ở phương Đông”. Sau khi có hiện tượng đảo ngược phương hướng ấy, thì danh từ phương Tây và mặt trời mọc đã không còn đồng nghĩa với nhau nữa, mà người đời đã phải nói thêm để xác định : l’Quest, qui est à l’Occident (phương Tây là ở về phương Tây).

Theo luận cứ của tác giả thì đó là kết quả của hiện tượng lộn ngược trục xoay của Trái Đất. Chúng tôi chưa dám tin là đúng như vậy, bởi vì đúng như vậy thì kể từ ngày đổi phương hướng Đông Tây ấy, mà chữ khắc trong kim tự tháp ghi nhận, và đây mặt trống vẽ ra khi chưa đổi phương hướng, người ta tất phải chiếu theo để ước định rằng quan niệm và chiêm nghiệm này có tuổi thọ xưa hơn quan niệm và chiêm nghiệm ghi trong kim tự tháp.

( Còn tiếp )

No comments: