VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP ÐÁ XƯA NHẤT THẾ-GIỚI
BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Sunday 30/9/2001)
Phần 2
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết lại "Dân Giao-Chỉ (thủ đô của Bách-Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt, v.v...." Sách Cổ Kim Ðồ Thư, Thảo Mộc Ðiếm của Trung-Hoa chép: "Mã viện tâu vua Tàu, Giao-Chỉ ép mía làm đường phèn: Giao-Chỉ có thứ cây mía ngọt, đem ép lấy nước rồi làm đường phèn."... "Giao-Chỉ làm giấy mật hương: giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-Chỉ, giấy mềm, dai và thơm, ngâm nước không bở không nát."
Vậy mà trong quyển ART DE LA CHINE của ông Jean Buhot Les Eu'ditions du Chène, Paris xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả đã viết "Le papier ayant inventé par la Chine dès la dynastie de Hán probablement, on peut croire quil connaissent depuis la même époque deux procédés: lestampage et limpression..." . "Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời nhà Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu đã biết 2 kỹ thuật: rập khuôn bằng tay và in ấn..." Xem như vậy thì thấy những sự hiểu biết của người Âu-Châu về Trung-Hoa và Việt-Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
Các sách cổ khác của Trung-quốc như Giao-Châu Ký, Tam Ðô Phủ, Ngô Lục Ðịa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng, v.v... đều chép đại lược rằng: "Dân Lạc-Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..." ;... "... họ biết uống nước bằng lổ mũi..." ;... "... nuôi tằm mà dệt vải..." ;... "... dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..." ;... "... dùng đá màu làm men gốm..." ; "... dùng mu rùa mà bói việc tương lai..." ;... "... họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...". "... họ đem tính tình các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay). Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh..."; "... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)." Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách-Việt quận Việt-Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông-Cổ chỉ đường về.
Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn-Cổ gốc người Dao (xem Bàn-Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ-Oa biết đội đá vá trời tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần-Nông dạy dân làm ruộng, Viêm-Ðế (vua xứ nóng Bách-Việt) thì dân Mông-Cổ chiếm lấy làm của riêng. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện hoang đường của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, thì họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách-Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung-hoa có gốc Bách-Việt. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt-Nam mới là con cháu đính thị của các Vị.
Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ, có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục hình tròn. ( Xem hình bên trái ở đầu bài viết , hoặc tham khảo Les premières civilisations LA CHINE ANCIENNE, trang 28-29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne). Trong lúc đó nhà cổ của Bách-Việt là nhà sàn hình chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (Xem hình bên trái ở đầu bài viết , phỏng theo loại nhà minh khí {nhà chôn theo người chết} bằng đất nung thời Hùng-Vương tìm thấy trong văn hóa Ðông-Sơn 2.000 ans tr T-C).
Ngày nay thế giới và cả người Việt-Nam cũng đều lầm tưởng rằng rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) và chim phụng hoàng (chim trĩ) là vật tổ của Trung-Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ luôn. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật.
Dầu sao thì cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách-Việt mà Trung quốc phát triển về mọi mặt văn hóa sau này và cả Nhật-bản và Ðại-Hàn cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách-Việt qua Trung-Hoa. Trong lúc đó thế giới đặt biệt là người Pháp cứ cho là Việt-Nam bắt chước Tàu. Chẵng hạn việc bà Daisy Lion-Goldschmidt tác giả quyễn LES POTERIES ET PORCELAINES CHINOISES, đã cho rằng dân Annam bắt chước gốm Hoa-lam của Tàu (trang 4). Trong khi chính Việt Nam có gốm hoa lam trước Tàu và thợ gốm giỏi Việt bi Tàu bắt qua Tàu để làm gốm từ đầu thiên niên kỷ thứ I. Gốm hoa lam Việt từ rất sớm chỉ dùng màu xanh nội địa, có trước Tàu và hoàn toàn có những đặc tính độc đáo khác Tàu. Ngay cả dân Việt-Nam cũng lầm lẫn và lẩm cẩm cho rằng văn hóa Việt-Nam nhờ ảnh hưởng văn hóa Trung-Hoa.
Tệ lậu hơn nữa, hiện nay có nhiều nhà khoa bản Việt-Nam còn không biết văn hóa là gì, còn cho là dân mình không có văn hóa nữa kia, hoặc có chăng chỉ là cái búi tó trên đầu (bài Bảo tồn Văn-hóa?! của nhà khoa bảng bác-sĩ giáo-sử Ðại-học kiêm nhà văn Vũ Ðình Minh biệt hiệu là Mai-Kim-Ngọc đăng trên nhiều báo đặc biệt là báo Y-giới: bài viết có tính cách mĩa mai Việt Nam không có văn hóa gì để mà bảo tồn hết trơn hết trọi, hoặc giả có chăng chỉ có cái búi tó của ông nội nhà khoa bảng MKN).
Trở lại nông nghiệp của dân Bách-Việt. Làm ruộng cần công cụ. Nông nghiệp sinh công nghiệp. Công nghiệp đá sản xuất công cụ cho thợ đá (để làm cày cuốc), kỹ nghệ đá; cho thợ đồng, kỹ nghệ đồng và các thứ tiểu công nghiệp khác như nghề nuôi tằm dệt vải, làm đồ gốm của nước ta từ trước rất xa thời các vua Hùng cho đến thời Bắc thuộc năm 111 tr TC, đã phát triển xa hơn Tàu và không hề nhờ phương bắc giáo huấn.
Trái lại các thợ giỏi và kỷ thuật cao của nước ta bị sức mạnh cướp lấy để phát triển, dành lấy làm văn hóa của mình. Trong những thời gian bị đô hộ, dân Việt cổ bị cấm tuyệt mọi sinh hoạt kỹ nghệ bản địa công khai. Vì vậy những nền văn hóa thời tiền và sơ sử Việt-Nam bị ngưng hẵn từ thời Bắc thuộc lần đầu. Thế giới cũng hiểu rằng Trung-quốc đã ngăn chặn những nền văn minh tiền sử Việt-Nam và đã xung phong vào để tiếp nối những nền văn minh tiền sử đó (có bằng chứng rõ về sau).
Từ trước đến nay chúng ta chưa khẳng định được những điều nói trên mà phải chờ di vật cổ tổ tiên để lại trong lòng đất mới có đủ luận cứ thuyết phục cho chính chúng ta và thế giới. Khảo Cổ học đã nói lên cho chúng ta biết rất nhiều điều bí ẩn mà ngoại quốc đã hiểu lầm hoặc che dấu và xuyên tạc. Nhờ vậy ngày nay rất nhiều học giả Trung-Hoa đã công nhận sự thật về nguồn gốc Bách-Việt trong văn hóa Tàu.
Từ khi người Pháp qua cai trị nước ta, họ chiếm độc quyền về khoa khảo-cổ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khảo cổ học đã tìm ra ở trên đất nước chúng ta từ miền Bắc đến miền Trung là đất cổ Việt-Thường. Cho đến nay người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn minh tiền sử Việt Nam cổ liên tục nối đuôi nhau trên đất Bắc và Trung-Việt.
Thường khi tìm được di chỉ văn hóa ở đâu đầu tiên người ta lấy tên địa phương mà đặt cho nền văn hóa đó. Văn hóa Việt cổ xưa nhất còn gặp nhiều di vật cách đây từ 30.000 năm trở lại được tìm thấy ở núi Ðọ, thôn Sơn-vi tỉnh Vĩnh Phú được đặt tên là văn hóa Sơn-vi hay Tiền Hòa-Bình. Nền văn hóa nầy được tìm thấy rải rác khắp miền Bắc và Trung-Việt. Tuy việc tìm kiếm là ngẩu nhiên, nhưng nhờ vào sự giàu thịnh nên người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn hóa có tính cách liên tục nối tiếp nhau từ văn hóa Sơn-Vi (30.000 năm tr, TC) qua Hòa-Bình (16.000 - 7.000 tr. TC) đến Bắc Sơn rực rỡ, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Ðồng Ðậu, Gò Mun, Hoa lạc, v.v... dần dần đến văn hóa Ðông Sơn huy hoàng có niên đại từ 800 năm đến 111 năm tr TC là thời gian bị Bắc thuộc lần đầu theo sử hiện đại.
Rồi từ 111 tr TC dưới ách đô hộ của Tàu, văn hóa nước ta ngưng chìm lỉm hẳn, không tiến và hầu như biến hẳn, vì sao? Hỏi tức nhiên là đã trả lời. Dư âm của các nền văn hóa trên còn âm thầm kéo dài thêm vài thế kỷ sau Bắc thuộc rồi bị Tàu thôn tính và ẳm đi luôn.
Trong những nền văn hóa tiền sử nước ta khi nói đến văn hóa Hòa-Bình (di chỉ tìm thấy ở tỉnh Hòa-Bình Bắc-Việt) thì từ lâu giới khảo cổ học và trí thức thế giới đều biết rằng đó là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.
Nhưng vì sao dân tộc ta như các sử gia Trần Trọng Kim, Ðào Duy Anh cứ luôn cho mình là dân man di, được Hán khai sáng, dạy cho cưới vợ hỏi chồng, dạy cho nông nghiệp.... Suốt 1000 năm cai trị, Hán lấy tài nguyên sản vật quí, và bắt thợ giỏi, gái đẹp cùng ngăn cấm dân truyền tụng văn hóa cổ, ngăn cấm dân ta phát triển kinh tế, và đập phá tất cả mọi công trình công nghiệp điển hình là gốm, lò luyện kim, lò đúc đồng trống đồng, đúc sắt.
Dân Việt sợ, ai có đồ gốm và đồ đồng, trống đồng thì đem chôn dấu. May thay khảo cổ học đã lấy lên từ lòng đất những sự thật về văn hóa tiền sử và lịch sử nước nhà. Nghiên cứu tài liệu khảo cổ, đối chiếu với tài liệu sử học là việc làm có bằng chứng khoa-học vững vàng giúp chúng ta tìm hiểu nguồn gốc văn hóa dân tộc. Lịch sử văn hóa mỹ thuật dân tộc Việt-Nam cần được soi tỏ dưới ánh sáng khoa học một cách công-minh.
Khác với lịch sử, sử gia có thẩm quyền ghi chép nhiều ít theo ý mình những sự việc xẩy ra, văn-hóa mỹ thuật lịch-sử cần những sự thật cụ thể được chứng-minh bằng khoa-học. Lịch-sử phụ thuộc sử gia, trong lúc văn-hóa mỹ thuật lịch-sử là công trình của tiền nhân để lại một cách đích thực, hiển nhiên, không thể chối cãi hay làm méo mó sự thật được.
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment