Bai 2: (P.4) Vietnam-Trung tam Nong Nghiep xua cua TG



VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC VÀ CÔNG-NGHIỆP ÐÁ XƯA NHẤT THẾ-GIỚI

BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh (Sunday 30/9/2001)

Phần 4

Có những người Việt Nam mà đại diện là ông Nguyễn Văn Tốt đã đọc sách tây thực dân, sao chép lại nguyên văn làm sách "Introduction à lart ancien du Viêt Nam, 1er trimestre 1969", mặc dầu vào lúc thế giới đã cải chính trước rất lâu. Ông Trần Văn Tốt đã theo đúng luận điệu thực dân của H. Mansuy mà viết sai lạc về văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn rằng: "Người Hòa-Bình có mặt trên đất nước Việt-Nam vào khoảng từ 5000 đến 3000 trước TC... coi như chưa biết gì về nông nghiệp và chăn nuôi, không biết gì gốm ..." ... "Ðá mài đã có vào thời Bắc-Sơn, nhưng ít được sử dụng." ; "... nghệ thuật đá mài có vai rất tiêu biểu cho văn-hóa tộc họ Auxtro asiatique, được dùng nhiều ở miền Trung Ðông Dương. Người ta đã cho là những rìu mài nầy đươc nhập cảng từ Tây-Tạng, Giang Nam bên Tàu, vì chúng nó cũng có ở Hoa-Nam, Ấn-Ðộ, Nhật-Bổn, Ðại-Hàn..." ; ... "và những dụng cụ đá mài hình dĩa là của văn-hóa Úc từ Tàu truyền xuống, v.v...."

Than ôi! Thật vô cùng đáng trách! Ông Tốt đã sao chép lại y-nguyên những lập luận lầm lạc và vội vàng và đầy dẩy thành kiến đầu tiên của ông Mansuy mà bỏ qua mọi chứng minh khoa học xác đáng và mới mẻ hơn của các ông C.O. Sauer và W.G. Solheim, không biết với mục đích gì? Như thế phải chăng ông Tốt đã vô tình hay cố ý làm tay sai cho thực dân lỗi thời mà thế giới đã lên án!?

Ông Tốt đã theo đuôi thực dân đưa ra một thứ suy luận hàm hồ, vì hể cứ thấy nơi nào có, thì tất là "...nhập cảng của nơi đó...", bất chấp cả thời gian nơi nào có trước, nơi nào có sau, và bất chấp cả nơi nào có tính cách sản xuất nghiệp vụ và nơi nào có tính cách tiêu thụ. Vậy thì ông Tốt viết sách về văn-hóa tiền sử Việt-Nam, phải chăng để tìm cách dìm dập thóa mạ tổ tiên mình hay là để nối giáo cho giặc?.

Nhà học giả Sauer Hoa-Kỳ đã viết trong quyển Ðồng-Quê: "Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua 2 giai đoạn, mà giai đoạn đầu là giai đoạn của văn-hóa Hòa-Bình (Bắc Việt), lúa nước đã được trồng cùng một lúc với củ môn nước (khoai sọ)."

Ðến nay tất cả các nhà khảo cổ học, sử học Hoa-kỳ như các ông C. Sauwer, R. Somhein, Trương Quang Trực (Ông Trực là người Mỹ gốc Trung-hoa), ông Jorhman và học-giả Liên-Xô ông N. Vavilow đều công nhận:

"Ðông-Nam-Á mà chủ đạo là Việt-Nam đã có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm sủa, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy một nơi nào khác trên thế-giới."

Chúng ta hãy nghe mấy dòng sôi nổi của ông C.O. Sauer viết trong quyển Agricultural Origins and Dispersals - Xuất bản ở New York:

"Tôi đã chứng minh Ðông-Nam-Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn-hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông-Nam-Á,và đây là trung tâm quan trọng của thế-giới về kỷ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật."

Trước đây người ta vẫn ca tụng địa điểm văn-minh tân thạch khí ở vùng Tây-Á Tiểu-Á và cho rằng đây là một xứ nông-nghiệp xưa nhất thế-giới. Vì đã có những niên đại C14 lên đến thiên niên kỷ thứ VI, thứ VII.Việc phát hiện ra nền nông-nghiệp tại Hòa-Bình cách đây trên 10.000 năm đã làm cho thế giới rung chuyển, chao động.

(Xem hình ở đầu bài viết ; Hoa Binh civilization )

Như vậy trung tâm nông-nghiệp xưa nhất không còn là vùng Lưỡng Hà mà là Ðông-Nam-Á mà chủ đạo là Việt-nam. Việt-Nam đóng vai trò quan trọng nhất vì nơi đây là điểm phát xuất chính.

Chúng ta hãy nghe lời bình luận xác đáng của ông W. G. SOLHEIM II đã viết từ năm 1967:

"Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên-cứu lại nhiều cứ liệu ở lục-địa Ðông-Nam-Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát giác ra rằng việc thuần-thục-hóa cây trồng đầu tiên trên thế-giới đã được dân-cư Hòa-Bình (Việt Nam) hoàn thành vào khoảng 10.000 năm trước TC..."

"... Rằng văn-hóa Hòa-Bình là văn-hóa bản-địa không hề chịu ảnh-hưởng của bên ngoài, đưa tới văn-hóa Bắc-Sơn (Việt Nam)..."

"... Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Ðông-Nam-Á có những văn-hóa tiến bộ mà trong đó đã có sự phát triển của dụng cụ đá mài láng đầu tiên của Châu-Á, nếu không nói là đầu tiên trên thế giới và đồ gốm đã được phát minh..."

"... Rằng không phải là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh mà thôi. Mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư-tuởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau nầy một số cây đã được truyền đến Ấn-Ðộ và Phi-Châu. Và Ðông-Nam-Á còn tiếp tục là một khu-vực tiền-tiến ở Viển-Ðông cho đến khi Trung-Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr TC tức khoảng 1500 tr TC."

(Nữa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr. TC tức khoảng 1500 sau khi Mông-Cổ chiếm lục địa Trung-Hoa non 1500 năm.)

Như đã nói trên, Trung-quốc thừa hưởng văn hóa nông nghiệp phát triển nhờ dân Bách Việt còn lại trên hoa lục. Chính nhờ sự phát triển của những sắc dân Bách Việt nầy mà Trung quốc rộng lớn có đủ tư cách thay thế xung lực phát triển nông nghiệp Ðông Nam Á vào khoảng năm 1500 tr TC. Như vậy chứng tỏ chính dân Bách Việt tức Việt cổ dạy Tàu nông nghiệp chứ không phải ngược lại như Trần Trọng Kim đã viết trong Việt Nam Sử Lược.

Chúng ta phải xúc động trước những lập luận rất vô tư, công bằng và rất khoa-học của Solheim II, cũng như rất xúc động trước nắm gạo bị cháy dở hóa thạch đã tìm thấy ở Ðồng-Ðậu Vỉnh-Phú có niên đại 5.500 năm trước TC tức cách đây 7.500 năm, nắm gạo nầy đã đươc thử nghiệm bằng carbone14 (xem hình nắm gạo cháy). Nắm gạo cháy dở của thời phát trịển trồng lúa nước nầy cũng chứng minh cho chúng ta rằng lúa nước đã được trồng từ rất lâu không ai biết được trước lúc nắm gạo bị cháy như ông Sauer đã cho rằng lúa nước đi đôi với nghề đánh cá.

Những sự kiện trên đây đã được công bố lên thế-giới từ lâu. Với C.O. Sauer chẳng hạn, trong quyển Agricultural Orgins and Dispersals, New-York- 1952, với Wilhelm G. Solheim trong quyển Southeast Asia and the West. Science vol. 157, 1967, p.899. Ít nhất là 3 năm trước thời gian mà ông Trần Văn Tốt xuất bản quyển «Introduction à lart ancien du Việt-Nam» bằng tiếng Pháp năm 1969. Chúng tôi nói ngay mặt ông Trần Văn Tốt rằng một trong các văn-hóa tiền sử Việt Nam, văn hóa Hòa-Bình của Việt Nam không phải là đứa con nuôi, con vay mượn, con hoang, hay con mồ côi, nó chính là con đẻ của văn-hóa Sơn-vi kéo dài từ rất xa xưa có thể lên đến 500.000 năm đến 25.000 năm tr TC. Thường người ta lấy một niên đại tượng trưng gần nhầt là 30.000 năm làm mốc trung gian. Và để tiếp tục cuộc đời, văn hóa Hòa Bình đã dẩn đưa nhanh chóng đến một nền văn-hóa nổi danh thế giới của Việt Nam là văn-hóa Bắc-Sơn. Và từ văn-hóa Bắc-Sơn đến các nền văn hóa Quỳnh Văn, Bầu Tró, Hoa Lạc, Phùng Nguyên, Gò Mun, Ðồng Ðậu và cuối cùng là Ðông-Sơn.

Sự liên tục của các nền văn hóa luôn được duy trì bằng những chứng minh cụ thể. Thật vậy các nền văn-hóa Việt-Nam cổ ngày càng được tìm thấy là có những bước tiến mạnh mẽ, những nét phát triển huy-hoàng. Mãi cho đến thời Bắc-thuộc lần thứ I thì, văn hóa Ðông Sơn nước ta, bắt nguồn từ thời tiền sử, bị ngưng hẳn.

Chính giặc Mông-Cổ là những người đã xâm lăng các nền văn hóa tiền sử và sơ sử Việt cổ từ trên đất Trung Nguyên cho đến Việt Nam. Họ lấy hết cả, vừa đất đai, vừa công trình, vừa công cụ, vừa con người, vừa những người thợ tài giỏi Việt cổ đem về Tàu để phát triển nên nền văn hóa siêu-việt của Trung-Hoa sau này.

Ðồng thời cướp lấy, họ phá hoại, họ cấm cản mọi sự phát triển văn hóa địa phương của kẻ bị trị: trong suốt non 1000 năm đô hộ, họ đã cố tâm cướp đoạt, hủy hoại, cấm đoán, dìm dập và dấu diếm tất cả mọi vết tích, mọi hình thức phát triển của văn-hóa lịch-sử Việt-Nam. Lòng đất đã được phơi bày mọi sự thât. Chính sách vở và các học giả Trung Hoa hiện-đại cũng đã nhìn nhận những sự thật trên.

Văn-hóa Việt-Nam bị tê liệt, bị biến mất do xâm lăng và cướp giựt của Trung-quốc. 1000 năm quá dài, con cháu không được truyền đạt, nên dần dà người Việt-nam tự cho là mình đã được người Tàu khai hóa như các sử gia Trần Trọng Kim và Ðào duy Anh nói trên, thật là hổ thẹn với tiền nhân thay!!.

Từ rất sớm, năm 1932, tại Ðại Hội Nghị Quốc tế của các nhà khảo cổ tiền sử học Viễn đông, vấn đề văn-hóa Hòa-Bình nước ta đã được xác nhận một cách chính đáng. Vấn đề thực tiễn là nền văn hóa Hòa-Bình có mặt trên toàn thế giới. Nhưng điều quan trọng ở đây là nền văn-hóa nầy đã được tìm thấy ở Việt-Nam sớm hơn đâu cả, nghĩa là có trước những nơi khác trên thế giới và tìm thấy ở Hòa-Bình một làng nhỏ Việt Nam, ở vào một thời gian xa xưa nhất (cách đây trên 16.000) đối với các nơi khác trên thế-giới. Ðiều nầy có nghĩa là người Việt cổ tại Hòa-Bình Việt Nam đã làm nên nền văn-hóa Hòa-Bình trước nhất trong nhân loại. Nói một cách khác, người Hòa-Bình trên đất Việt-Nam đã có một thời văn minh xưa nhất thế-giới, đó là sự thật mà khoa khảo cổ học thế giới minh chứng và xác quyết. Thế nên khảo cổ học thế-giới đã lấy tên của một làng quê Hòa-Bình Bắc-Việt đặt tên cho nền văn-hóa nầy gọi là văn-hóa Hòa-Bình cho toàn thế giới (xem Encyclopédie d'Archéologie).

Thế là Hòa Bình tại Việt-nam đã được coi là trung tâm văn minh tiền sử đầu tiên của nhân loại về nông nghiệp lúa nước và về công nghiệp đá. Chẳng những nền văn minh tiền sử nầy ngang hàng với Trung Mỹ và miền Lưỡng Hà về phương diện kỷ thuật. Một điểm rất đáng hảnh diện là:

"Hòa Bình đã được thế giới xác nhận là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới."


(Còn tiếp)

1 comment:

Unknown said...

Trong khuôn khổLàm thế nào để có được body chuẩn
của sự kiện này có: Hội thảo Làm thế nào để có được làn da đẹp
chuyên đề về Truyện Kiều và Nguyễn Du; Hội thảo quốc tế về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du; sưu tầm, giớiLàm thế nào để có được một nụ hôn ngọt ngào
thiệu xuất bản các tác phẩm của Làm thế nào để có được tình yêu lâu dài
Nguyễn Du; xây dựng phim tư liệu, các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, Làm thế nào để có được sự quyết tâm
hội họa về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Các cuộc thi tìm hiểu, thi ngâm Kiều, lẩy Kiều, bình Kiều.