Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
( Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu – 2006 )
Phần 2:
Cách đếm ngày và đêm
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng
, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng
. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :
Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.
Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).
Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.
Cái hoa 14 cánh
ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).
( Xem hình bên trái đầu bài viết )
Bắt đầu đếm từ đâu ?
Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.
Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.
Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.
( Xem hình : Doremon tô vàng con gà và vị thần “tí hon”, đó là điểm đầu năm nhân sự, ngày đầu năm bạn có thể xác định bằng cách kẻ một đường thẳng từ tâm bông hoa thời gian tới điểm giữa của 2 cánh hoa ( giữa 2 đêm liền nhau là 1 ngày ) và hướng về phía con gà này, đường thẳng đó sẽ tự nhiên cắt đuôi con gà, đuôi con chim ở vòng ngoài cùng và đi qua phần cuối của một lễ hội ở sau lưng vị thần tí hon).
Thực hành việc ghi lịch và xem lịch :
Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.
Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.
Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.
( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ ).
Quyển Âm Lịch dùng cho nhiều năm :
Như vậy, ta thấy quyển lịch này dùng được cho nhiều năm và chúng tôi nghĩ rằng ngay cả bây giờ vẫn dùng được, để có thể mệnh danh là Nguyệt Lịch Vạn Niên.
Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào ?
Điều ấy chưa có tài liệu nào khác để hiểu thêm. Có lẽ người xưa đã dùng lối chiêm nghiệm về khí tiết trong nhiều năm, nhiều chu kỳ, thấy có diễn biến trở lại như cũ mà bồi bổ dần cho sự hiểu biết chăng ?
Biết đúng tháng nào đủ, thiếu , hoặc hai ba tháng đủ liền, hai ba tháng thiếu liền, và nhất định vào đâu trong năm, tất cũng do chiêm nghiệm.
Hoặc còn một dụng cụ để ghi nhớ nào khác, trên một mặt trống khác, hay một vật nào khác mà ngày nay chưa tìm ra ?
Điều ta có thể biết chắc được là người xưa đã quan sát tinh tế rồi chiêm nghiệm trước, sau mới tính toán, để lại chiêm nghiệm nữa, mà kiểm điểm những tính toán kia.
Sách Xuân Thu Tả Truyện có chép rằng : mùa đông tháng 12 (Năm Ai Công thứ XII) có châu chấu phá hoại. Quý Tôn hỏi Khổng Tử, ông đáp : “Tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao hoả nữa thì côn trùng ẩn phục hết. Nay sao hoả vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây, chắc các nhà làm lịch đã lầm”. Ý nói theo lịch Trung Hoa là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao hoả không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu bọ phải ẩn phục hết rồi vì lạnh. Thế mà nay sao hoả vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như vậy các nhà làm lịch Trung Hoa thời ấy đã lầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.
Đó chính là thể thức và phương pháp làm lịch chung cho cả mọi giống dân trên thế giới, mà quyển lịch trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã có sẵn những gì để phòng hờ chỗ ghi năm dư tháng nhuận, thì trước khi nó hiện ra là một bảng lập thành, dòng dõi các tù trưởng Giao Chỉ không phải chỉ chừng năm ba thế hệ
. Chúng ta có thể đoán không sợ sai lầm là ít nhất cũng phải mươi cái chu kỳ 180 năm (tức ít nhất là 1800 năm cho đến khi cái trống Ngọc Lũ đầu tiên được đúc), còn hơn nữa thì không dám biết.Những kết quả chiêm tinh lịch số riêng :
Vâng, riêng của dòng tù trưởng Giao Chỉ. Đây là những bằng chứng hùng hồn nhất cho biết đích xác hồi đầu lịch sử, giống dân Giao Chỉ ở gốc tổ sống mà chẳng dính dáng gì về văn hoá với giống người Trung Hoa.
Người Trung Hoa cho rằng nền thiên văn của họ bắt đầu với Phục Hi, khoảng 2850 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. Đến đời Hoàng Đế ( 2657 – 2557 ) ta đã thấy họ dùng cách tính năm tháng theo chu kỳ lục thập hoa giáp ( chu kỳ 12 năm ). Hán thư Nghệ Văn Chí có ghi : “Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập quyển”. Cháu ba đời Hoàng Đế là Chuyên Húc (2545 – 2485 ) rất có nhiều về thiên văn. Trúc Thư Ký Niên viết : Sau khi lên ngôi được 13 năm, vua bắt đầu làm lịch số, và tính toán vị trí các sao trên trời. Xuân Thu Tả Truyện cũng ghi nhận rằng đời vua Chuyên Húc đã có những quan coi về lịch, về nhị phân (xuân phân, thu phân) và nhị chí (đông chí, hạ chí) và đoán được các ngày đầu mùa ( Xuân Thu Chiêu Công năm XVII ). Đời vua Nghiêu ( 2356-2255) đã biết vị trí nhị thập bát tú, nhật nguyệt ngũ tinh, đã định năm là 365 ngày, đã biết đặt tháng nhuận.
Riêng dòng tù trưởng Giao Chỉ, một mình hùng cứ một cõi trời nam, thì tính năm 354 ngày với 6 tháng đủ, 6 tháng tháng thiếu trong một năm, cho đúng với tuần trăng và khí tiết, mà đến ngày nay, âm lịch từ Trung Hoa in đem qua bán, cũng tính theo như thế. Nếu cần tính sổ vay mượn, thì có lẽ người Trung Hoa đã thiếu nợ của ta vậy.
Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống :
“Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .
Riêng việc có một sáng kiến sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế không kém cõi về khoa học, hợp lý, nhất là khi chúng ta được biết chưa thấy dẫn nước nào có một quyển lịch như vậy (Âm lịch hay Dương lịch ).
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment